kinh doanh phòng khám răng
Facebook
Twitter
LinkedIn
Reddit

CÓ NÊN VAY TIỀN ĐỂ KINH DOANH PHÒNG KHÁM RĂNG ??

Được biết đến là một trong những ngành kinh doanh siêu lợi nhuận nên không tránh khỏi được những trường hợp người muốn khởi nghiệp kinh doanh phòng khám răng không đủ kinh phí phải tính đến đường đi vay, có nên không ??

kinh doanh phòng khám răng

Có nên vay tiền để kinh doanh phòng khám răng ??

Để có thể trả lời câu hỏi này, trước tiên bạn cần biết để đứng ra mở phòng khám răng bạn phải đối mặt với những khoản chi phí nào, để từ đó bạn mới tính toán được bao nhiêu tiền là đủ để kinh doanh.

Cụ thể thì để một phòng khám răng đi vào hoạt động bạn cần chi ra 5 khoản phí quan trọng bao gồm:

1 – Chi phí mặt bằng để mở phòng khám

Tất nhiên để có thể đón tiếp bệnh nhân cũng như tiến hành việc thăm khám thì phòng khám của bạn cần phải đáp ứng được diện tích chuẩn theo quy định của pháp luật

Và trên thực tế chi phí cho mặt bằng của phòng khám thường sẽ dao động theo vi mô và diện tích mà bạn chọn, thường sẽ nằm trong khoản từ 20 đến 80 triệu đồng một tháng tùy theo vị trí và giá cả của từng năm.

2 – Chi phí để mua thiết bị nha khoa

Bên cạnh những trang thiết bị để hỗ trợ cho bộ phận chăm sóc khách hàng thì thiết bị y khoa chính là những thứ không thể thiếu để kinh doanh phòng răng. Thường thì phần chi phí này sẽ chiếm một khoản khá lớn trong toàn bộ chi phí vận hành của cả phòng răng. Đó là chưa kể đến chi phí dành cho những loại vật tư phải đặt gia công ở xưởng như mão răng, hay thun tách kẽ, hàm duy trì, và sáp nha khoa.

kinh doanh phòng khám răng

3 – Chi phí cho các hoạt động Marketing của phòng răng 

Để có thể duy trì được phòng khám bạn cần phải có được một lượng khách hàng cũ và mới đều đặn ra vào phòng khám. Nhưng để làm được điều này bạn cần chi ra một khoảng nhỏ cho các hoạt động tiếp thị của phòng khám hay còn gọi là các chiến lược Marketing để thu hút khách hàng.

Các khoản chi phí này thường bao gồm các chương trình khuyến mãi như voucher hay giảm giá cũng như chi phí cho việc in ấn tờ rơi, chi phí quảng cáo trên các nền  tảng internet như Facebook Ads , Google Ads , youtube, và website. Thường thì những khoản chi phí này sẽ chiếm đến 25% tổng chi phí hàng tháng của phòng răng.

4 – Tiền lương cho bác sĩ và nhân viên phòng răng

Nếu bạn là người đứng ra kinh doanh phòng răng bạn sẽ phải tốn một khoản không nhỏ để chi ra làm tiền lượng cho đội ngũ bác sĩ cũng như nhân viên của phòng khám như lễ tân, kế toán hay bảo vệ. Thường thì chi phí dành cho lượng của bác sĩ và nhân viên phòng khám sẽ chiếm khoảng 30% trên tổng chi phí vận hành.

5 – Những chi phí khác

Ngoài những khoản phí quan trọng ở trên bạn còn có những khoản phí cần phải chi ra hàng tháng như tiền điện, tiền nước hay tiền gia hạn giấy phép kinh doanh.

Tổng các khoản chi phí trên là không hề ít, do đó nếu quyết định mở phòng khám nha khoa để kinh doanh bạn phải đảm bảo mình có đủ kinh phí để duy trì phòng khám trong 1 năm thì mới nên mở, nếu không bạn sẽ phải chọn cách vay tiền để kinh doanh mà đây lại là một trong những cách không mấy khả thi.

kinh doanh phòng khám răng

Bùi Thiên Tạo Tôi cũng đã từng khó khăn với việc phải xoay sở chi phí để vận hành 14 phòng khám nha khoa của mình, nên hơn ai hết tôi hiểu được vốn kinh doanh quan trọng như thế nào với bạn. Do đó nếu có thắc mắc gì thêm về vấn đề này bạn có thể liên hệ với tôi để được tư vấn kỹ hơn.

Chuyên mục tóm tắt