Bạn đang tìm hiểu về chi phí để kinh doanh phòng khám và tự hỏi mở phòng khám răng cần bao nhiêu tiền. Bài viết sau đây đã chia nhỏ ngân sách cần có thành các khoản chi cho các hoạt động hằng ngày và hoạt động duy trì phòng khám.
Các chi phí để kinh doanh phòng khám nha khoa ban đầu
1. Chi phí mặt bằng
Mặt bằng là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần vào thành công của phòng khám. Bởi mặt bằng tốt sẽ góp phần đem lại cho bạn lượng khách hàng tiềm năng tốt.
- Khi lựa chọn mặt bằng, bạn cần tìm hiểu kỹ về thị trường trong khu vực đó để xác định được số lượng khách hàng tiềm năng cũng như đối thủ cạnh tranh của mình.
- Chi phí mặt bằng có phù hợp với ngân sách của bạn có thể bỏ ra hay không.
Nhìn chung, chi phí mở phòng khám nha khoa một phần nào đó sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là địa điểm kinh doanh và diện tích của mặt bằng.
Theo điều 25 Thông tư 40/2011/TT-BYT, phòng khám chuyên khoa phải có khu vực khám chữa bệnh với diện tích ít nhất là 10m2 và nơi đón tiếp bệnh nhân. Thực tế, tùy theo giá cả thuê mặt bằng ở từng địa phương, khu vực, chi phí thuê mặt bằng để mở phòng khám nha khoa sẽ dao động từ 10 – 80 triệu/ tháng.
2. Chi phí thiết bị nha khoa
Chi phí mở phòng khám nha khoa được chi mạnh tay nhất ở các thiết bị máy móc trong phòng khám. Bởi trang thiết bị là những thứ không thể thiếu trong việc thăm khám.
Ngoài các dụng cụ văn phòng hỗ trợ công việc hành chính trong phòng khám như máy tính, IPad, máy in, thì bạn cần trang bị các trang thiết bị nha khoa từ cơ bản tới nâng cao phụ thuộc vào từng nhu cầu của phòng khám.
- Các phòng khám nha khoa phải được xây dựng và thiết kế trần nhà chống bụi để đảm bảo vệ sinh cho phòng khám.
- Nha khoa cần đảm bảo đầy đủ ánh sáng giúp người bệnh cảm giác thoải mái, phòng khám thoáng mát.
Các chi phí xây dựng, trang bị nội thất sẽ dao động từ 50 triệu – hàng trăm triệu tùy vào từng quy mô, diện tích của phòng khám.
3. Chi phí nội thất
Chi phí mở phòng khám nha khoa sẽ phần bao gồm chi phí nội thất. Bởi nội thất nha khoa là một trong những yếu tố rất quan trọng khiến khách hàng đánh giá nha khoa của bạn có uy tín hay không.
Khi xác định kinh doanh phòng khám nha khoa, bạn phải chuẩn bị rất nhiều loại máy móc và chi phí cho trang thiết bị cũng tương đối khá cao.
Ghế nha khoa
Để mở một phòng khám nha khoa thì không thể thiếu ghế nha khoa (ghế khám, ghế răng). Ghế nha khoa chiếm khoảng 20- 30% của chi phí mở phòng khám nha khoa. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại ghế khám răng như ghế cơ, ghế bán điện tử và ghế điện tử. Tùy từng nhu cầu, mẫu mã, giá thành của ghế nha khoa sẽ khác nhau.
Máy nén khí nha khoa
Chi phí mở phòng khám nha khoa phải bao gồm máy nén khí không dầu. Đây là giải pháp phụ trợ luôn được các nha sĩ tin dùng. Máy nén khí không dầu là thiết bị cung cấp khí nén không có lẫn dầu và tạp chất vào khoang miệng của bệnh nhân. Với giải pháp phụ trợ an toàn này, sức khỏe của bệnh nhân sẽ không bị ảnh hưởng. Tùy theo quy mô của nha khoa mà các nha sĩ sẽ chọn lựa các dung tích bình chứa máy nén khí khác nhau.
Các thiết bị nha khoa khác
Ngoài những máy móc trên, chi phí mở phòng khám nha khoa còn bao gồm một số trang bị một số máy móc, thiết bị như:
- Máy hút nha khoa: Hệ thống hút trung tâm trong nha khoa được chia làm 2 loại: hệ thống ướt và hệ thống khô. Tương ứng với mỗi chức năng, mẫu mã, giá thành máy hút trung tâm cũng sẽ khác nhau, tuy nhiên máy hút nha khoa sẽ dao động từ chục triệu đến hàng trăm triệu đồng.
- Tay khoan nha khoa: Tay khoan là thiết bị hỗ trợ trong các cuộc điều trị của các y bác sĩ nha khoa. Tay khoan cần phải đảm bảo về kích thước, tốc độ cũng như không có quá nhiều tiếng ồn giúp các nha sĩ có thể dễ dàng làm việc, cũng như đem lại trạng thái tâm lý tốt cho bệnh nhân. Giá tay khoan nha khoa tương đối rẻ hơn so với các trang thiết bị khác, chỉ khoảng 400k-1 triệu đồng.
- Máy cắm, phẫu thuật Implant: Máy khoan đặt trụ Implant là thiết bị giúp bác sĩ có thể đặt trụ implant vào bên trong xương hàm. Sau khi chọn được mũi khoan phù hợp với cấu trúc xương của bệnh nhân, bác sĩ cần gắn mũi khoan vào máy để tạo ra một khoảng trống trên xương hàm, sát khít với trụ implant được chọn từ trước. Giá của máy Implant rơi vào khoảng 11-20 triệu đồng.
Và còn nhiều loại máy khác phục vụ cho nhiều loại hình dịch vụ khác nhau của phòng khám nha khoa.
Chi phí vận hành phòng khám nha khoa
1. Chi phí nhân viên
Để vận hành một phòng khám nha khoa không phải là việc dễ dàng. Thông thường, một phòng khám chuyên nghiệp sẽ có quản lý phòng khám với nhiệm vụ tổng quản lý và điều hành chỉ đạo phòng khám.
Phòng nha 3 – 5 ghế khám sẽ có lượng nhân sự gồm 2- 3 bác sĩ nha khoa, 1 lễ tân, 1 nhân viên Hành chính (hỗ trợ đón tiếp bệnh nhân, đánh máy bệnh án), 1 bảo vệ ,1 Kế toán.
Nhìn chung, mức lương, thưởng cho đội ngũ nhân sự thường chiếm tối đa 30% tổng chi phí của phòng khám để đảm bảo phòng khám được vận hành một cách tốt nhất.
2. Chi phí Marketing
Marketing hiện nay đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động kinh doanh. Chính vì thế Marketing luôn nằm trong chi phí mở phòng khám nha khoa khi đã đi vào hoạt động. Một chiến dịch Marketing hiệu quả sẽ giúp phòng khám của bạn tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng, mở rộng thị trường, tối đa doanh thu. Theo nghiên cứu cho thấy, các chi phí Marketing sẽ chiếm khoảng 25 – 30% tổng doanh thu hàng tháng.
Ở thời gian đầu, các phòng khám có thể tập trung, bỏ nhiều ngân sách hơn (khoảng 30- 50%) cho các hoạt động marketing để tăng nhận diện thương hiệu của phòng khám cũng như quảng bá phòng khám để nhiều người biết tới.
3. Phòng thí nghiệm nha khoa- Bảo hiểm- Giấy phép và các chi phí khác
Phí phòng thí nghiệm là một chi phí phụ thuộc vào số lượng bệnh nhân mà một phòng khám có. vì lẽ đó, vô cùng khó để tính toán khoản chi hàng năm. tuy vậy, có thể ước lượng khoảng 10% thu nhập do việc kinh doanh đưa lại hàng năm của phòng khám nha khoa được phân bổ chi phí phòng thí nghiệm.
Các khoản chi hành nghề nha khoa khác gồm có bảo hiểm sơ suất, gia hạn giấy phép hành nghề nha kho, phí hiệp hội nha khoa và bất kỳ khoản chi giáo dục thường hay xuyên nào cho nhân viên đều là khoản chi hàng năm.
Ngoài ra còn một số loại chi phí khác trong quá trình vận hành như: Điện, nước, rác thải,… mà phòng khám cũng cần chi trả. Thực tế việc mở phòng khám nha khoa là việc không đơn giản và tốn khá nhiều chi phí.
Nếu bạn đang có dự định kinh doanh và muốn tìm phương pháp để tối ưu chi phí cũng như cách vận hàng phòng khám nha khoa hiệu quả. Đừng ngại liên hệ với Bùi Thiên Tạo để được chia sẻ nhiều hơn về vấn đề này nhé.