KINH NGHIỆM KINH DOANH PHÒNG KHÁM NHA KHOA  HIỆU QUẢ

Thủ tục, điều kiện kinh doanh phòng khám nha khoa luôn là câu hỏi khiến cho những chủ phòng khám phải đau đầu trước khi mở phòng khám. Việc kinh doanh phòng khám nha khoa tưởng chừng như vô cùng đơn giản nhưng nếu không nắm rõ các thủ tục, quy định cần thiết ngay từ ban đầu thì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc kinh doanh về sau. Vậy khi kinh doanh phòng khám nha khoa cần những gì?

 Những điều kiện cần để kinh doanh phòng khám nha khoa

Nằm trong doanh mục kinh doanh có điều kiện, chủ phòng khám muốn mở phòng khám nha khoa cần phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện sau trong quy định pháp luật hiện hành.

1. Về chủ thể mở phòng khám 

Điều kiện kinh doanh phòng khám nha khoa đầu tiên chính là lựa chọn chủ thể phòng khám. Hiện nay, về mặt hình thức, chủ thể có đủ tư cách vận hành hoạt động kinh doanh của phòng khám gồm hai loại: công ty và hộ cá thể. 

Để lựa chọn chính xác tư cách chủ thể, chủ phòng khám cần phải cân nhắc và đánh giá dựa vào quy mô hoạt động kinh doanh của phòng khám.

  • Với quy mô vừa và nhỏ, không cần mở nhiều chi nhánh và hoạt động trên khắp các tỉnh thành, tư cách hộ cá thể chính là sự lựa chọn hợp lý dành cho bạn.
  • Với quy mô lớn, hoạt động bài bản trên khắp các tỉnh thành, bạn nên đăng ký tư cách chủ thể là công ty. Trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp, bạn sẽ đăng kí vào ngành nghề kinh doanh liên quan đến khám chữa bệnh.

2. Điều kiện cơ sở vật chất 

Về địa điểm kinh doanh phòng khám nha khoa, chủ phòng khám phải đảm bảo được rằng địa chỉ phòng khám rõ ràng nằm tách biệt với hộ gia đình. Phòng khám cần phải chứng minh được quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và nhà ở gắn với đất.

Về việc sử dụng các thiết bị bức xạ (máy chụp X-quang răng và ghế răng), phòng khám phải đảm bảo tuân theo những quy định về an toàn bức xạ của pháp luật.

Về hoạt động cấy ghép răng(implant), chủ thể cần phải minh chứng được khu vực riêng có đủ diện tích và dụng cụ kỹ thuật để thực hiện hoạt động kinh doanh này và diện tích phòng thủ thuật phải đảm bảo được tối thiểu là 10m2.

Nếu phòng khám có hơn một ghế răng, diện tích mỗi ghế răng cần đảm bảo tối thiểu 5m2.

Việc khử trùng và vệ sinh phải đảm bảo theo quy định của pháp luật. Để khử trùng các vật dụng y tế tái sử dụng, phòng khám cần phải bố trí một khu riêng đầy đủ cơ sở vật chất và thiết bị khử trùng.

3. Điều kiện về trang thiết bị y tế

Điều kiện để kinh doanh phòng khám nha khoa chính là đáp ứng đầy đủ các điều kiện về trang thiết bị y tế.

Thiết bị, dụng cụ y tế phải có đầy đủ tương ứng với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký

Thuốc chống sốc và thuốc cấp cứu chuyên khoa phải luôn luôn có đủ

Phòng khám bắt buộc phải có thùng rác y tế, khu vực xử lý nước thải y tế đạt chuẩn theo quy định của pháp luật.

4. Điều kiện về nhân sự

Hiện nay, vấn đề bác sĩ không bằng cấp hành nghề trong các phòng khám trở thành chủ đề nóng và nhức nhối trong toàn xã hội. Theo quy định của pháp luật, điều kiện để kinh doanh phòng khám nha khoa chính là có một người đứng ra chịu trách nhiệm chuyên môn và có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa Răng- Hàm-Mặt.

Bác sĩ có chứng chỉ đa khoa muốn mở phòng khám nha khoa thì cần phải có thêm chứng chỉ chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt. Thời gian hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn là 36 tháng sau khi cấp chứng chỉ và 54 tháng sau khi tốt nghiệp.

Mọi thành viên trong phòng khám phải có chứng chỉ chuyên môn và phạm vi hành nghề theo công việc được giao. 

5. Hệ thống quản lý thông tin

Hệ thống quản lý thông tin là một phần quan trọng trong việc vận hành hiệu quả khi kinh doanh phòng khám nha khoa giúp quản lý, lưu trữ và truy xuất thông tin về bệnh nhân, lịch hẹn, hồ sơ y tế, tài chính và các hoạt động khác trong phòng khám. 

Đây là nơi lưu trữ và quản lý hồ sơ thông tin của bệnh nhân dưới dạng điện tử để dễ dàng tiện lợi cung cấp thông tin và minh bạch về sức khỏe và tài chính với bệnh nhân.

Phòng khám nha khoa cần có chức năng lên lịch hẹn cho bệnh nhân và quản lý khám bệnh để tiện theo dõi lịch trình của bác sĩ và nhân viên, gửi nhắc nhở cho bệnh nhân về lịch hẹn, và đồng bộ hóa các hoạt động trong phòng khám.

Chi phí để mở phòng khám nha khoa là bao nhiêu?

Chi phí mở một phòng khám nha bao gồm rất nhiều loại chi phí, từ chi phí đầu tư cố định ban đầu cho tới vô vàn khoản chi phí vận hành hàng ngày khác. Một số khoản chi phí mà chủ phòng khám sắp mở cần lưu ý như sau:

Chi phí tiền lương:

 Tùy thuộc vào vị trí chuyên môn và số năm kinh nghiệm mà chủ phòng khám cần lên một mức lương trung bình cho từng bộ phận

Chi phí vật tư trang thiết bị:

Chi phí trang thiết bị gồm chi phí mua các loại máy móc, thiết bị nha khoa cố định ban đầu và chi phí sử dụng các vật liệu nha khoa

Chi phí mặt bằng: 

Dù là mua hay thuê thì phòng khám cũng cần đáp ứng đủ các điều kiện về địa điểm để cơ sở vật chất,  từ đó có thể thấy việc thuê chi phí mặt bằng cần dựa vào vấn đề về địa điểm, quy mô của phòng khám

Chi phí Marketing: 

Marketing là bộ phận không thể thiếu của một nha khoa mới mở. Nếu là nha khoa nhỏ thì có thể bác sĩ hoặc lễ tân sẽ kiêm luôn việc làm Marketing. Nếu là nha khoa lớn thì sẽ có bộ phận Marketing riêng. Dù là như thế nào thì việc thiết lập một chi phí marketing ngay từ đầu bao gồm việc làm website, việc chạy các kênh mạng xã hội để phủ sóng thương hiệu nha khoa của mình là điều cần thiết.

Có nên hợp tác kinh doanh phòng khám nha khoa để tiết kiệm chi phí

Có thể thấy, việc kinh doanh phòng khám nha khoa tương đối phức tạp và yêu cầu khoản ngân sách khá lớn. Vì thế, hình thức nhượng quyền nha khoa hay hợp tác mở phòng khám nha khoa được rất nhiều người quan tâm.

1. Lợi ích của việc hợp tác kinh doanh phòng khám nha khoa

Nhượng quyền nha khoa sẽ giúp bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian lẫn công sức. Khi kinh doanh phòng khám nha khoa nhượng quyền còn mang tới nhiều ưu điểm:

  • Giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh: Bạn sẽ được thừa hưởng toàn bộ giá trị của thương hiệu nha khoa uy tín, từ đó giảm thiểu những rủi ro nếu như tạo dựng thương hiệu mới.
  • Tận dụng được tiềm lực sẵn có: Đơn vị được nhượng quyền sẽ có cơ hội tận dụng được các quy trình đào tạo, cách quản lý nhân viên, cách vận hành của phòng khám. Bởi một phòng khám đã đi vào hoạt động ổn định, tạo được tên tuổi và tiếng vang trên thị trường rồi thì chắc chắn rằng quy trình vận hành của họ rất hiệu quả.
  • Có sẵn lượng khách tiềm năng ngay sau khi khai trương: Với uy tín được gây dựng từ lâu của thương hiệu nha khoa, bạn sẽ có luôn lượng khách hàng tìm đến mà không cần tốn chi phí quảng cáo.
  • Thu hồi vốn nhanh: Được hưởng những quyền lợi từ thương hiệu nha khoa uy tín như sự hỗ trợ cơ sở vật chất, quảng cáo khai trương, khách hàng tiềm năng,… quá trình kinh doanh sẽ càng thêm thuận lợi và giúp thu hồi vốn nhanh chóng.
  • Nguồn cung máy móc, thiết bị chuẩn chất lượng: Nhằm đảm bảo dịch vụ chất lượng, đạt tiêu chuẩn an toàn, các thương hiệu nha khoa sẽ hỗ trợ về nguồn cung cấp máy móc, thiết bị tốt với chi phí phải chăng. Ngoài ra còn hỗ trợ thiết kế phòng khám nha khoa đạt chuẩn.

2. Những lưu ý khi kinh doanh phòng khám nha khoa nhượng quyền

Có rất nhiều nhà đầu tư đã thành công khi kinh doanh nha khoa dưới hình thức nhượng quyền. Tuy nhiên, cũng có không ít người chịu thất bại, thua lỗ khi đi theo lối kinh doanh này. Vì thế, để nhận nhượng quyền mở nha khoa, bạn cần quan tâm đến những kinh nghiệm mua nhượng quyền phòng khám nha khoa để vững vàng và tự tin chạm tới thành công:

  • Hãy tham vấn ý kiến của chủ thương hiệu nha khoa về chi phí nhượng quyền, chi phí đầu tư máy móc, trang thiết bị lẫn nguồn nhân lực.
  • Chuẩn bị tốt nhất về tài chính trước khi nhận nhượng quyền thương hiệu.
  • Hãy chọn những thương hiệu nha khoa có quy mô lớn và uy tín cao. Tốt nhất hãy ưu tiên những thương hiệu định vị vững chắc trên thị trường nha khoa thẩm mỹ. Để chọn lọc chuẩn nhất, bạn nên tìm tới tận nơi để khảo sát và tham khảo thêm những review, đánh giá về thương hiệu trên các kênh truyền thông.
  • Khi ký hợp đồng nhượng quyền, bạn cần làm rõ mọi điều khoản để đảm bảo quyền lợi tối ưu nhất. Bên cạnh đó, hãy thỏa thuận các ý tưởng mới để có thể đưa thương hiệu phát triển bền vững hơn.
  • Tuyển dụng đội ngũ nhân sự có kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt, đồng thời giúp quá trình vận hành công việc thuận lợi hơn.
  • Dành thời gian theo sát mọi hoạt động kinh doanh trong những năm đầu, từ đó đề xuất phương án điều chỉnh để đạt lợi nhuận như mong muốn.

3. Bí quyết lựa chọn phòng khám nha khoa làm đơn vị nhượng quyền

Việc kinh doanh có rất nhiều lợi ích, tuy nhiên cũng đem lại rủi ro khi bạn không biết lựa chọn đơn vị phòng khám uy tín, chất lượng. Do đó, trước khi bạn quyết định lựa chọn một  quyết định để kinh doanh theo hình thức nhượng quyền, bạn cần xem xét kỹ các tiêu chí sau:

Uy tín của thương hiệu phòng khám nha khoa:

Đi cùng với việc kinh doanh nhượng quyền phòng khám đang trở nên phổ biến thì ngày càng nhiều đơn vị phòng khám đứng ra cho nhượng quyền. Khi càng có nhiều đơn vị nhượng quyền thì bạn càng phải để ý và xem xét kỹ đến các yếu tố thương hiệu. 

Việc xem xét mức độ uy tín kể đến như thương hiệu này có nổi tiếng trên thị trường, được nhiều người biết đến hay không; phản hồi, đánh giá của khách hàng có tốt hay không; chất lượng dịch vụ phòng khám ấy có tốt hay không,…

Xem xét đến các quyền lợi

Mỗi phòng khám sẽ có những quyền lợi khác nhau. Các quyền lợi khi nhượng quyền nổi bật như: được mượn hình ảnh, mượn thương hiệu, độ uy tín, các công thức sản phẩm, đào tạo nhân viên, quy trình vận hành,… Bạn cần chú ý xem mình đã được nhận đủ các quyền lợi khi được nhượng quyền hay chưa và nhận được sự chấp thuận từ họ.

Xem xét kỹ các điều khoản

Hợp đồng nhượng quyền thường có rất nhiều điều khoản và phụ lục đi kèm. Vì thế, trước khi đặt bút ký hợp đồng, bạn cần xem xét đầy đủ các hạng mục, điều khoản để tránh xảy ra các trường hợp thiếu sót, mâu thuẫn, tranh chấp trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng.

Trên đây là những chia sẻ của Bùi Thiên Tạo khi kinh doanh phòng khám nha khoa cần những gì. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho những chủ thể đang muốn thành lập phòng khám nha khoa, cũng như các chủ thể đang tiến hành hoạt động này. Đừng ngại liên hệ với tôi để được chia sẻ nhiều hơn về vấn đề này nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Exit mobile version