phòng khám nha khoa tư nhân

ĐIỀU KIỆN ĐỂ MỞ PHÒNG KHÁM NHA KHOA TƯ NHÂN Ở QUÊ

Bạn muốn mở phòng khám nha khoa tư nhân ở khu vực mình đang sinh sống nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như không nắm hết được thủ tục của việc này. Bài viết dưới đây sẽ trình bày một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất để bạn có thể từ một người chưa biết gì về lĩnh vực này trở thành người biết mình phải làm gì và làm như thế nào cho hiệu quả.

Bạn nên hiểu là, việc mở phòng khám nha khoa tư nhân không giống như những ngành nghề kinh doanh đơn thuần vì nó thuộc ngành nghề trong lĩnh vực y tế nên bắt buộc bạn phải có được đầy đủ điều kiện bên dưới đây mới có thể mở được phòng khám theo đúng quy định của pháp luật.

Những quy định mới nhất về việc mở phòng khám nha khoa tư nhân

Để mở được phòng khám nha khoa tư nhân bạn cần tuân theo Luật khám bệnh chữa bệnh 2009 cũng như Nghị định 109/2016/ND-CP ngày 01/07/2016 trong việc cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Thẩm quyền để cấp phép cho bạn sẽ thuộc Sở y tế tỉnh, hoặc thành phố mà bạn đang sinh sống và làm việc.

3 điều kiện quan trọng để bạn được phép mở phòng khám nha khoa tư nhân trong khu vực mình sinh sống

Điều kiện thứ 1: Địa điểm mở phòng khám nha khoa tư nhân

Có thể nói địa điểm mở phòng khám nha khoa tư nhân không chỉ có ý nghĩa về mặt luật pháp mà nó còn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công việc kinh doanh phòng khám nha khoa của bạn sau này. Sau khi đã có được địa điểm để mở phòng khám việc tiếp theo bạn cần làm đó là lựa chọn cho phòng khám của mình loại hình thành lập phù hợp bao gồm công ty hay hộ kinh doanh với ngành nghề hoạt động là phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hay đa khoa.

Điều kiện thứ 2: Yêu cầu về tuyển dụng nhân sự cho phòng khám nha khoa tư nhân

Điều kiện này quyết định đến sự tồn tại và phát triển lâu dài của phòng khám nha khoa tư nhân, do đó bạn cần có được:

• Người đại diện phòng khám nha khoa tư nhân phải là Bác sỹ đã có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa răng hàm mặt, cũng như kinh nghiệm khám chữa trong ngành 54 tháng.

• Nên nhớ, bác sỹ chịu trách nhiệm về chuyên môn chỉ được đứng tên cho một phòng khám tư nhân

• Bác sỹ chịu trách nhiệm chuyên môn phải làm nghề trong 2 liên tiếp trước khi xin giấy phép mở phòng khám nếu không sẽ phải có những buổi cập nhật kiến thức y khoa theo quy định của pháp luật.

Điều kiện thứ 3: Quy mô phòng khám và trang thiết bị cho ngành nha

– Quy mô và hạ tầng của phòng khám nha khoa

Về vấn đề quy mô và hạ tầng của một phòng khám nha khoa tư nhân được gọi là chuẩn và đúng với quy định sẽ phải tách biệt với nơi sinh hoạt của gia đình bạn cũng như bảo đảm được yếu tố về ánh sáng tự nhiên, trần nhà được thi công an toàn. Bên cạnh đó tường và nền nhà nên sử dụng những loại vật liệu dễ vệ sinh để đảm bảo không không gian khám chữa bệnh lúc nào cũng sạch sẽ.

Điều kiện kế tiếp chính là phòng khám nha khoa tư nhân phải có diện tích nhỏ nhất là 10 mét vuông, nhưng nếu phòng khám của bạn có cả những dịch vụ làm răng thẩm mỹ chuyên sâu hơn như cấy ghép implant cần phải có phòng riêng với diện tích nhỏ nhất là 10 mét vuông.

Nếu phòng khám của bạn có hơn một ghế khám răng thì diện tích cho mỗi ghế là 5 mét vuông, sau cùng chính là phòng khám phải đảm bảo các quy định về an toàn bức xạ nếu có sử dụng các thiết bị như X-Quang chụp răng…

– Điều kiện về thiết bị phục vụ cho phòng khám nha khoa tư nhân

Nhất định phải có đủ thiết bị cũng như dụng cụ y tế phù hợp với dịch vụ của phòng khám và chuyên môn đã được đăng ký trước. Đừng quên hộp thuốc chống sốc và loại thuốc cấp cứu chuyên khoa.

Những chia sẻ ở trên được Bùi Thiên Tạo tôi đúc kết từ những lần hợp tác hỗ trợ mở phòng khám cho hàng trăm khách hàng ở những tỉnh thành trên cả nước. Để những điều trên được diễn ra thuận tiện theo ý bạn mong muốn hãy cố gắng khảo sát thật kỹ nhu cầu của người dân thuộc khu vực mà bạn có ý định mở phòng khám nhé, không thừa cho bạn đâu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Exit mobile version